
Thế giới ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, việc giao tiếp hiệu quả với trẻ cùng với những phương pháp giáo dục thích hợp luôn là những chủ điểm nóng thu hút được nhiều sự quan tâm của các gia đình hiện đại và cả truyền thống.
Tại Việt Nam cũng như các quốc gia phương Đông khác, dường như chúng ta đã quá quen với cảnh ba mẹ, người thân la hét, quát mắng, thậm chí dùng roi vọt để khiến cho những đứa trẻ phải ngoan, phải nghe lời nghe lời bạn. Bắt gặp trên từng góc phố nhỏ hay ngay tại chính những hộ gia đình xung quanh bạn hàng ngày, sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh phụ huynh đang cho con ăn cùng với bộ mặt khó chịu kèm theo những câu quát tháo giục giã với trẻ. Mặc dù mục đích của họ không hề xấu, nhưng cách này chỉ làm những đứa trẻ ngây thơ của chúng ta sợ, ám ảnh và không mang ý nghĩa giáo dục. Thế giới ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, việc giao tiếp hiệu quả với trẻ cùng với những phương pháp giáo dục thích hợp luôn là những chủ điểm nóng thu hút được nhiều sự quan tâm của các gia đình hiện đại và cả truyền thống.
Tiến sĩ Molly Brunk, ĐH Virginia từng chia sẻ trong nghiên cứu của mình: “Cách trẻ em phản ứng lại giống như khi bạn nặn đất sét trên bàn xoay. Bạn tác động lực chiều nào, lớn nhỏ bao nhiêu thì đồ gốm làm ra sẽ tròn, méo như thế”. Bài viết sau đây là tổng hợp những phương pháp giao tiếp hiệu quả với trẻ em. Sẽ thật sự hữu ích nếu các gia đình hiện nay áp dụng theo và các bạn Au pair trong tương lai có thể tìm thấy cho mình những hướng giao tiếp với trẻ một cách hiệu quả.
Bạn có quyền đưa ra quyết định nhưng chỉ nói một lần duy nhất, đừng thay đổi vì bất cứ lý do nào. Hãy cứng rắn với trẻ, đặc biệt với những đứa trẻ cứng đầu. Ví dụ, nếu không cho phép, bạn không nên thay đổi khi trẻ khóc, tỏ ra ngang bướng hay năn nỉ. Trẻ sẽ nhanh chóng hiểu nguyên tắc làm việc của bạn và dần dần, chúng sẽ không còn bướng bỉnh hay mè nheo nữa.
Như đã đề cập ở phía trên, nhiều ông bố bà mẹ cũng như người thân ở các quốc gia châu Á thường la hét, quát tháo con cái ngoài đường. Việc này làm bé sợ nhưng không mang ý nghĩa giáo dục. Trẻ sẽ tìm cách tranh cãi với bạn theo hướng tiêu cực, có thể nằm ăn vạ. Bạn càng hạn chế tranh cãi, trẻ càng dễ hiểu về nguyên tắc cha mẹ hoạt động. Đặc biệt là đối với các bạn Au pair hay làm các công việc đặc thù cần tiếp xúc nhiều với trẻ nhỏ, điều này hoàn toàn cấm kị và phản đạo đức. Với các quốc gia phương Tây, họ coi trọng nhân quyền và bảo vệ trẻ em, bạn có thể bị kiện và bị xử phạt nếu vi phạm đến việc này tùy theo mức độ.
Trẻ nhỏ cần được khen để hoàn thành bước phát triển nhận thức, nhưng lời khen này cần có “lực”. Những lời khen sáo rỗng thường xuyên làm bé không tìm thấy giá trị của chúng. Khi nào khen? Khen cho việc gì? là những điều cha mẹ nên quan tâm và cân nhắc đưa ra. Chúng ta nên đưa ra những lời khen thật lòng một cách thường xuyên từ những việc nhỏ nhặt mà trẻ làm được.
Trẻ em có tính tự ái rất là cao. Chính vì vậy, cha mẹ không nên so sánh trẻ em với người khác. Đôi khi, chúng ta chỉ đơn giản nghĩ rằng việc này để trẻ cố gắng hơn. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học về tâm lý cho thấy, so sánh làm trẻ nuôi dưỡng sự tự ti và kìm hãm sự phát triển của trẻ
Một cách làm tốt hơn là tạo thử thách để trẻ vượt lên. Trong bài giảng thú vị của GS. Lynne Murray, ĐH Reading (Anh) về nhảy cao của các bé lớp tiểu học. Thay vì nhảy qua dây, người thầy cho mỗi bé một hạt giống để các bé trồng. Khi hạt nảy mầm và thành cây, mỗi ngày cây mầm lên cao bao nhiêu thì các bé nhảy qua bấy nhiêu. Kết quả bất ngờ, đa số bé đều nhảy qua mức yêu cầu. Đôi lúc, tạo một thử thách và kích thích trẻ đón nhận tích cực sẽ phát triển tốt hơn mong đợi.
Hơn nữa, chúng ta không thể bắt một con cá leo cây được, mỗi một trẻ lại có một cơ chế phát triển riêng và những thế mạnh tiềm tàng riêng, chúng ta cần thời gian quan sát và tìm hiểu con trẻ của mình, rồi có những phương thức giao tiếp khác nhau và cách dạy dỗ khác nhau. Giao tiếp phải khéo, đi vào việc giải quyết những chuyện cụ thể và tức thời, giả dụ thay vì khi con trẻ khóc và người lớn lại quát nạt, liên tục “Nín đi… Đừng khóc nữa”, hãy ân cần nhẹ nhàng và nói “Con cứ khóc đi, khi nào con thấy ổn hãy nói chuyện với mẹ nhé, mẹ sẽ cùng con giải quyết mọi chuyện mà.”
Khi nói chuyện với trẻ, bạn cần hạ thấp cơ thể cùng vị thế bản thân để có thể nhìn vào ánh mắt của trẻ. Ví dụ, đang đứng, bạn có thể ngồi xuống hoặc bế bé cùng ngồi với bạn. Chỉ hành động này thôi cũng có thể làm bé chịu lắng nghe. Đơn giản bởi chúng có sự tôn trọng. Ai nói trẻ con không cần tôn trọng? Suy nghĩ điều này chưa đúng. Trẻ con chỉ học được điều này khi chúng cảm thấy được tôn trọng.
Đừng cho rằng khi hạ thấp vị thế của bạn sẽ trở nên yếu thế. Chính việc chỉn chu suy nghĩ và hành động sẽ thực sự làm bạn vừa đáng kính, đáng nể và đáng chia sẻ trong mắt trẻ. Trẻ sẽ học được điều này từ người lớn và chúng sẽ biết cách tôn trọng các mối quan hệ hơn.
Au Pair thuộc top 3 chương trình GLVH nổi tiếng nhất thế giới với tuổi đời hơn 67 năm và đã 13 năm được “nhập tịch” Việt Nam cùng sự ra đời của tổ chức Aupair Vietnam. Trong thời gian có mặt tại Việt Nam, chương trình đã chắp cánh ước mơ “du hí trời Tây” của hơn 1500 bạn trẻ với nhiều gương mặt đã thành công và hạnh phúc trên con đường sự nghiệp sau khi kết thúc trải nghiệm Au Pair.
Aupair Vietnam – Tổ chức đầu tiên và lớn mạnh nhất trong lĩnh vực Giao lưu văn hóa quốc tế Au Pair tại Việt Nam
Địa chỉ liên hệ:
–
Trụ sở: Lô 30 BT4-3 Vinaconex 3, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0333 771 866
Website: aupairvietnam.com
Facebook: https://www.facebook.com/aupairvietnam/