LÝ DO TRẺ KHÓC VÀ CÁCH DỖ

LÝ DO TRẺ KHÓC VÀ CÁCH DỖ

Cho dù bạn làm gì đi nữa, đừng bao giờ thể hiện sự bực dọc bằng việc phát vào mông bé. Luôn ghi nhớ rằng khi bé yêu của bạn được từ 8 đến 12 tuần tuổi thì bé sẽ ngoan hơn rất nhiều và những trận khóc lóc sẽ không còn nữa.

Khóc chính là cách trẻ thông báo cho bố mẹ biết trẻ đang đói, bị đau, đang rất sợ hãi, buồn ngủ và nhiều cảm xúc khác nữa. Làm thế nào để biết chính xác lý do tại sao bé khóc?

Hãy cùng Aupair Vietnam theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số lý do trẻ khóc và tìm hướng xử trí thật hợp lý nhé.

Con cần thay tã mới

Một vài em bé sẽ cho bạn biết ngay lập tức khi chúng muốn được thay tã mới. Nhưng một số khác lại không cần điều này vì các bé thấy thoải mái với “cảm giác ấm áp” của một chiếc tã lót đã bị ướt. Dù sao thì đây cũng là một cách dễ dàng để kiểm tra và khắc phục thật đơn giản. 

Bé quá nóng hay quá lạnh  

Trẻ sơ sinh luôn muốn được cuộn lại trong những tấm mền ấm áp. Khi thấy lạnh bé sẽ khóc để thể hiện sự khó chịu của mình. Bạn nên thay tã cho bé thật nhanh và cuốn bé lại trong một tấm mền ấm. Nhưng nhớ là không mặc cho bé quá nhiều quần áo vì bé sẽ khó chịu. 

Bé muốn được bế

Bé luôn muốn được âu yếm vỗ về. Bé thích nhìn những gương mặt, nghe giọng nói của cha mẹ và thậm chí bé có thể phân biệt được mùi hương đặc trưng của họ. Sau khi được ăn, được vỗ về và được thay tã mới, nhiều em bé muốn được âu yếm nữa. Bạn sẽ băn khoăn liệu mình có làm “hư” bé vì luôn bế bé suốt ngày, nhưng trong những tháng đầu đời, điều này là không thể. Các bé khác nhau có nhu cầu được bế ẵm cũng khác nhau. Có bé luôn muốn có được nhiều sự quan tâm nhưng cũng có bé khác lại có thể chơi một mình cả ngày. Nếu con bạn thích có nhiều sự quan tâm, hãy bế trẻ hay ít nhất đặt bé ở gần bạn. 

Bé thấy mệt 

Trẻ sẽ không thoải mái khi phải nhận quá nhiều sự kích thích như ánh sáng, âm thanh, bị truyền từ tay người này sang tay người khác hay tham gia vào nhiều hoạt động. Bé khóc là để nói rằng “Con thấy mệt rồi”. Lúc này, bạn hãy bế trẻ ra một nơi khác yên tĩnh hơn và thử ru bé ngủ. Bé thấy không thoải mái Nếu bạn đã cho bé ăn no và kiểm tra mọi thứ xung quanh nhưng bé vẫn khóc. Hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể để chắc rằng bé không bị ốm. Một em bé bị ốm sẽ khóc rất khác như bình thường và bé cần được khám bác sỹ. 

Lý do khác 

Đôi khi bạn không thể nhận ra đâu là lý do khiến con khóc. Nhiều trẻ sơ sinh có những giai đoạn bất ổn mà không thể dỗ dành bé một cách dễ dàng. Hãy thử những mẹo nhỏ sau đây: 

– Cuộn bé lại và ôm ấp bé: Trẻ sơ sinh luôn thích cảm giác ấm áp và an toàn như khi bé vẫn ở trong lòng mẹ, vì thế hãy quấn bé trong tấm chăn ấm, bế ẵm bé vào lòng. Nhưng cũng có các bé khác lại không thích kiểu bế này và thích được âu yếm theo kiểu khác như là được bế và rung rung, hay được cho ngậm vú giả.

– Cho bé nghe nhạc điệu: Bạn có thể thử bật nhạc nhẹ nhàng, hát ru.

– Cho bé quen với những chuyển động: Đôi khi chỉ bằng việc bế bé và đi lại bạn trong phòng cũng là cách đã dỗ dành bé. Đu đưa bé nhẹ nhàng trong một chiếc ghế, đặt bé trên một chiếc ghế lò xo sẽ có tác dụng hiệu quả. Bạn cũng có thể đẩy bé đi dạo trên xe nôi hay cho bé đi chơi một vòng.

– Massage cho bé: Hầu hết các em bé đều thích được vỗ về, massage cũng là cách dỗ dành trẻ. Đừng lo lắng nếu bạn không biết chính xác những động tác, xoa nhẹ nhàng và chậm dãi vào lưng, bụng của bé, những động tác này sẽ khiến bé thoải mái.

– Cho bé cầm một thứ gì đó: Nhiều khi vì muốn cầm cái gì đó mà bé khóc toáng lên. Bạn hãy cho trẻ cầm một món đồ chơi chẳng hạn như thế bé sẽ thấy tốt hơn. Bé khóc sẽ làm cho cha mẹ căng thẳng và mệt mỏi nhiều lúc cảm giác mình không đủ thời gian và nghị lực để nuôi con.

Nếu bạn đã làm thỏa mãn mọi nhu cầu nhưng bé vẫn khóc, lúc này hãy quan tâm chăm sóc chính bản thân mình để tránh tình trạng quá bực tức.

– Đặt bé xuống một nơi an toàn và cho bé khóc một lát.

– Gọi một người bạn hay một người họ hàng đến xin lời khuyên.

– Tự thưởng cho bản thân vài phút thư giãn và nhờ ai đó trông bé một lát.

– Bật một bản nhạc nhẹ nhàng để thư giãn.

– Hãy thở thật sâu.

– Tự nhắc bản thân mình rằng không có gì xấu xảy ra với bé cả, khóc một chút cũng không có ảnh hưởng gì đến bé.

– Luôn lặp lại với bản thân rằng “Bé sẽ lớn và sẽ không còn thói quen này nữa”.

Cho dù bạn làm gì đi nữa, đừng bao giờ thể hiện sự bực dọc bằng việc phát vào mông bé. Luôn ghi nhớ rằng khi bé yêu của bạn được từ 8 đến 12 tuần tuổi thì bé sẽ ngoan hơn rất nhiều và những trận khóc lóc sẽ không còn nữa.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình Au Pair, các bạn vui lòng đăng ký tư vấn miễn phí hoặc liên hệ hotline 094 735 11 33 đề được hỗ trợ nhanh nhất.

Au Pair thuộc top 3 chương trình GLVH nổi tiếng nhất thế giới với tuổi đời hơn 67 năm và đã 13 năm được “nhập tịch” Việt Nam cùng sự ra đời của tổ chức Aupair Vietnam. Trong thời gian có mặt tại Việt Nam, chương trình đã chắp cánh ước mơ “du hí trời Tây” của hơn 1500 bạn trẻ với nhiều gương mặt đã thành công và hạnh phúc trên con đường sự nghiệp sau khi kết thúc trải nghiệm Au Pair.

Aupair Vietnam – Tổ chức đầu tiên và lớn mạnh nhất trong lĩnh vực Giao lưu văn hóa quốc tế Au Pair tại Việt Nam

Địa chỉ liên hệ:

Trụ sở: Lô 30 BT4-3 Vinaconex 3, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0333 771 866

Website: aupairvietnam.com

Facebook: https://www.facebook.com/aupairvietnam/


Bài bạn quan tâm

Aupair Vietnam là tổ chức đầu tiên và lớn mạnh nhất trong lĩnh vực giao lưu văn hóa quốc tế Au Pair tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết tất cả gia đình nuôi do chúng tôi giới thiệu đều được kiểm tra, giám sát và công nhận bởi các cơ quan chuyên trách bản địa.
ALBUM ẢNH
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
© 2023 Aupair Vietnam. All rights reserved.

Bạn sẽ sớm hiểu kĩ về chương trình