
SV nào không đến lớp làm kiểm tra được hôm đó, cứ xin phép, giáo sư sẽ cho đề riêng để làm vào một hôm khác. Nhiều SV khi làm đề thi riêng, đem ghế ra ngoài hành lang làm một mình, để khỏi bị bài giảng của giáo sư làm phân tâm. Tôi cố tình để ý những sinh viên này và cũng không thấy họ mở tài liệu ra.
Những người xung quanh tự giác như thế, tôi cũng phải theo. Trong khi đó, ở VN tôi bị xem là lập dị khi không quay cóp. Kỷ niệm buồn nhất của tôi về chuyện này xảy ra năm lớp 12. Các bạn tôi mở sách hướng dẫn giải bài tập ra chép trong lúc làm bài tập Anh văn nên được điểm 9-10. Tôi không chép, tự làm nên được 4, và kết quả là thầy mắng cho một trận vì “ cả lớp làm được như thế, mà em làm không được là sao?”. Và đương nhiên khi ra chơi các bạn tôi có dịp cười rũ rượi về cái-thằng-lập-dị như tôi.
Ngày đầu tiên tôi bước vào giảng đường ĐH Mỹ, bài học đầu tiên của tôi là đừng bao giờ chơi trò “plagiarism” (đạo văn). Nếu giáo sư phát hiện tôi đạo văn của ai đó, coi như tôi phải “tạm biệt” ngôi trường của tôi vĩnh viễn, đó là luật. Các vị giáo sư ở bên này có thể “ngửi được cái mùi… kém cỏi” của SV dễ dàng. Các vị đã đọc rất nhiều sách nên nắm rõ trường phái nào, ý tưởng nào của ai, ở sách nào… Do đó, khi nghi ngờ SV “thuổng” ý tưởng của ai đó, các vị có thể kiểm tra ngay.
Ngày nay, các vị giáo sư còn được nhiều phần mềm và website hỗ trợ cho việc này. Chỉ cần gõ lại câu văn bị nghi ngờ của SV vào ô tìm kiếm (giống như khi tìm kiếm trên google hay yahoo), lập tức kẻ đạo văn sẽ lộ mặt, nếu câu văn đó thật sự là đồ chôm chỉa.
Căn cứ trên syllabus, sinh viên cứ theo đó mà sắp xếp lịch học, vì vậy SV rất chủ động, thoải mái trong việc học của mình. Tuần đầu tiên của học kỳ thường là tuần học thử. Trong tuần này SV sẽ đi học hết những môn mà mình muốn học. Sau đó, so sánh syllabus các môn với nhau, SV quyết định sẽ chính thức học môn nào, bỏ môn nào. Cũng dựa vào syllabus, SV sắp xếp chuyện đi làm thêm, học thêm, và lịch đi chơi giải trí cho cả học kỳ.
Giáo sư không bao giờ chửi SV là đồ ngu, mà khuyến khích hỏi tới nơi tới chốn. Một giáo sư ngôn ngữ học của ĐH Santa Cruz nói: một nghiên cứu của ngành giáo dục Mỹ cho biết câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” chiếm gần 80% trong các câu hỏi được nêu lên trong giảng đường ĐH Mỹ.
Ngay cả văn thơ, SV cũng không bị bắt buộc học thuộc lòng những tác phẩm, thay vào đó là chú trọng phần lý luận. Tác phẩm có sẵn trong sách, khi cần có thể mở ra xem, vậy tại sao phải học thuộc lòng? Vấn đề là sau khi xem tác phẩm SV có biết đưa ra ý kiến của mình hay không.
SV không buộc phải có ý kiến giống sách giáo khoa, vì khả năng cảm thụ của mỗi người mỗi khác, miễn là khi đưa ra nhận định SV có đủ lý luận để chứng minh cho nhận định của mình.
Đương nhiên cách làm này sẽ khiến em nhớ nhiều hơn là học và trả bài như con vẹt. Sau đó không lâu tôi có gặp lại Rosa, nhân lúc nói chuyện về thời tiết, em đã giải thích cho tôi tại sao khí hậu Santa Cruz được xem là “dễ chịu” nhất nước Mỹ.
Ở bậc học ĐH, các giáo sư cũng làm như thế, nên SV phải tận dụng tối đa thư viện, nhờ đó khả năng nghiên cứu độc lập được nâng lên. Người học có cảm giác ông thầy chẳng dạy gì cho mình cả. Suốt ngày ông chỉ bắt SV vào thư viện, đọc đọc, chép chép, rồi đến lớp thảo luận. Tuy vậy qua cách học đó, những kiến thức khi đã vào đầu thì không chạy ra được dù muốn tống nó ra.
Chuyện riêng tư của SV được tôn trọng tuyệt đối. Sau kỳ thi, mỗi SV nhận được một cái phong bì, trong đó là điểm số của mình và lời nhận xét của giáo viên. Không ai biết điểm của ai.
Trường đối xử với tôi như thế, nên tôi không thể trả đũa bằng những cái trò phá phách, nghịch ngợm, cứng đầu theo kiểu trẻ con được.
nguồn Tuổi trẻ
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình Au Pair, các bạn vui lòng đăng ký tư vấn miễn phí hoặc liên hệ hotline 094 735 11 33 đề được hỗ trợ nhanh nhất.
Au Pair thuộc top 3 chương trình GLVH nổi tiếng nhất thế giới với tuổi đời hơn 67 năm và đã 13 năm được “nhập tịch” Việt Nam cùng sự ra đời của tổ chức Aupair Vietnam. Trong thời gian có mặt tại Việt Nam, chương trình đã chắp cánh ước mơ “du hí trời Tây” của hơn 1500 bạn trẻ với nhiều gương mặt đã thành công và hạnh phúc trên con đường sự nghiệp sau khi kết thúc trải nghiệm Au Pair.
Aupair Vietnam – Tổ chức đầu tiên và lớn mạnh nhất trong lĩnh vực Giao lưu văn hóa quốc tế Au Pair tại Việt Nam
Địa chỉ liên hệ:
– Hà Nội: 12 Hoàng Cầu, Đống Đa
– TP HCM: 77 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q.1
– Hải Phòng: 41 Trần Phú, Ngô Quyền
– Đắk Nông: Tổ 1, thị trấn Đức An, Đắk Song
Hotline: 094 735 11 33
Website: aupairvietnam.com
Facebook: https://www.facebook.com/aupairvietnam/
Au Pair thuộc top 3 chương trình GLVH nổi tiếng nhất thế giới với tuổi đời hơn 67 năm và đã 13 năm được “nhập tịch” Việt Nam cùng sự ra đời của tổ chức Aupair Vietnam. Trong thời gian có mặt tại Việt Nam, chương trình đã chắp cánh ước mơ “du hí trời Tây” của hơn 1500 bạn trẻ với nhiều gương mặt đã thành công và hạnh phúc trên con đường sự nghiệp sau khi kết thúc trải nghiệm Au Pair.
Aupair Vietnam – Tổ chức đầu tiên và lớn mạnh nhất trong lĩnh vực Giao lưu văn hóa quốc tế Au Pair tại Việt Nam
Địa chỉ liên hệ:
–
Trụ sở: Lô 30 BT4-3 Vinaconex 3, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0333 771 866
Website: aupairvietnam.com
Facebook: https://www.facebook.com/aupairvietnam/